Mỗi năm, những đội đua F1 tiêu không dưới 100 triệu USD để phát triển xe và thi đấu, nhưng đội đua càng có thành tích tốt và có được cơ hội giành hai chức vô địch cho tay đua và đội đua thậm chí còn bỏ nhiều tiền hơn thế.
Trong khi đó Red Bull Racing bỏ ra 310 triệu USD để thi đấu mùa giải năm ngoái. Con số này của Scuderia Ferrari và Mercedes-AMG lần lượt là 410 và 400 triệu USD. Số tiền này bao gồm khoản tiền do Liberty Media, đơn vị giữ bản quyền F1 cung cấp, tiền từ chính đội đua, và tiền tài trợ từ những thương hiệu xuất hiện trên xe và áo đấu các tay đua gộp lại.
Nói F1 là bộ môn thể thao tốn kém nhất hành tinh hoàn toàn không phải nói đùa. Vị trí của THE MATRIX ONE kế cận ngay đường đua F1 của Việt Nam
Vậy, một chiếc xe đua Công thức 1 có giá bao nhiêu? Cách dễ nhất để định giá một chiếc xe là tính giá trị của từng phụ tùng cấu thành. Con số này mình tìm hiểu thì không thấy đề cập tới chi phí phát triển, tiền công lắp ráp, cùng những chi phí đi kèm khác. Các đội đua cũng rất kín miệng trong việc đề cập tới trị giá của cỗ chiến mã họ tạo ra. Mình mạnh dạn dự đoán những con số dưới đây đã bao gồm cả chi phí nghiên cứu:
Những hệ thống power unit của một chiếc xe F1 bao gồm động cơ đốt trong, hiện tại theo quy định của FIA là 1,6L V6, piston đặt ở góc 90 độ, lắp kèm turbocharger quay với tốc độ 100.000 vòng mỗi phút, tạo ra lực nén 3.5 bar để phù hợp với lượng nhiên liệu có sẵn. Động cơ xăng này được kết nối với hệ thống động cơ điện để tạo ra hệ thống hybrid, qua đó tạo ra gần 1.000 mã lực cho chiếc xe nặng chưa đầy 800kg. Hệ thống điện được sạc pin từ năng lượng dư thừa lấy từ phanh (MGU-K) và khí xả ra từ động cơ xe (MGU-H) để quay hai mô tơ sạc pin. Khi kích hoạt hệ thống điện, chiếc xe sẽ có thêm khoảng 160 HP để tăng tốc, cùng lúc giảm những hệ quả không mong muốn từ hiệu ứng turbo lag.
Chi phí tạo ra một bộ động cơ bền bỉ ở vòng tua 15.000 rpm kèm thêm những hệ thống điện phức tạp thế kia không hề rẻ. Ấy là chưa kể trọng lượng của động cơ xe F1 chỉ rơi vào khoảng 145kg, nhẹ hơn so với những động cơ xe hơi bình thường. Hệ quả là chúng có trị giá lên đến gần 10 triệu USD.
Buồng lái của chiếc xe F1 được làm từ sợi carbon, nhẹ và rất bền. Nó vừa là chỗ lắp hệ thống ga và phanh, cũng như là chỗ ngồi cho tay đua. Kể từ khi chiếc MP4/1 ra mắt vào năm 1981 với buồng lái được làm từ sợi carbon, giờ đây chất liệu này là thứ tất cả những đội đua sử dụng để sản xuất xe F1, từ buồng lái (gọi là thân xe luôn cũng chẳng sai) đến cánh gió trước và đuôi, nhưng chúng ta sẽ đề cập đến những phần này ngay dưới đây.
Cũng được chế tạo từ carbon fibre, cánh gió trước và sau giúp chiếc xe có hiệu ứng khí động học như mong muốn của các đội đua, khiến cỗ xe nặng chưa đầy 1 tấn bám chặt xuống đường đua dưới tốc độ 300 km/h. Công nghệ nghiên cứu ngày càng phát triển, và cánh gió được thiết kế ngày càng phức tạp với những lớp cánh xếp chồng lên nhau, vừa để xe bám đường, vừa để luồng khí không gây ảnh hưởng tới hai bánh trước trong quá trình bẻ cua. Một cánh gió trước có thể mất đến 300.000 USD để nghiên cứu, phát triển và sản xuất.
Trong khi đó cánh gió sau dù có chức năng tương tự, giúp xe bám đường và có cả hệ thống DRS cánh gió mở ra đóng vào để tăng tốc, nhưng chỉ đắt bằng 1 nửa so với cánh gió trước mà thôi, vì cánh trước thường là cả phần đầu xe kết nối với buồng lái monocoque.
Nó không hề rẻ. Bên trong chiếc vô lăng có hệ thống chip xử lý, điều khiển, thu nhận tín hiệu y hệt như một chiếc máy tính vậy. Scuderia Ferrari nhờ đến sự trợ giúp của AMD để làm hệ thống xử lý bên trong vô lăng. Về cơ bản nó không chỉ dùng để chuyển hướng chiếc xe đua, mà còn đóng vai trò là cả hệ thống điều khiển trung tâm, theo dõi từng thay đổi trong chiếc xe và cho phép tay đua thay đổi nhiều chế độ hoạt động của xe trong mỗi cuộc đua. Trước kia nó có giá cỡ 50.000 USD, nhưng giờ độ phức tạp khiến cho chi phí tạo ra một chiếc vô lăng tăng lên gấp đôi.
Nói vui, trong phim “Rush”, tay đua huyền thoại James Hunt từng ví von chiếc xe F1 là một quả bom và người lái bị buộc vào quả bom đó, chạy với tốc độ hơn 200 km/h. Đó là cái thời bình xăng của xe được làm từ hợp kim, rất dễ nứt vỡ khiến xăng tràn ra gây nổ xe. Giờ đây bình xăng của xe công thức 1 được làm từ chất liệu cao su và sợi kevlar. Nhờ đó bình xăng vừa có thể biến dạng thoải mái mà không sợ những mảnh vụn của xe đâm phải gây rò rỉ nhiên liệu từ đó dẫn đến cháy nổ.
Xe F1 dùng hệ thống thủy lực để làm nhiều việc, từ trợ lực tay lái, trợ lực phanh cho đến bôi trơn động cơ và cả bộ vi sai đẩy sức mạnh của động cơ tới từng bánh xe nữa. Nhiều hệ thống bơm thủy lực cùng lúc được lắp đặt bên trong chiếc xe F1 để chiếc xe hoạt động như ý muốn.
Với tiến bộ của công nghệ, hộp số 8 cấp trong chiếc xe công thức 1 ngày nay vô cùng phức tạp, cho phép tay đua lên và xuống số hệt như côn tự động, chỉ cần nhấp ngón tay vào cần gạt phía sau chiếc vô lăng là được, rất tiện, và rất ngầu. May mà FIA cấm xe F1 sở hữu hộp số tự động để tập trung hơn vào kỹ năng của những tay đua.
Những chiếc xe đua vẫn sử dụng hệ thống làm mát gần giống như trong những chiếc ô tô thường ngày chúng ta chạy, nhưng hiệu năng cao hơn rất nhiều. Vấn đề nằm ở chỗ, thứ nhất, càng nhiều không khí chạy vào bên trong hệ thống động cơ của xe, thì hiệu ứng khí động học càng mất tác dụng. Thứ hai, hệ thống tản nhiệt cho động cơ xe không được chạy bên trong buồng lái để ngăn ngừa việc rò rỉ gây nguy hiểm cho tay đua. Anh em xem đua xe, những chiếc xe F1 thường có phần đuôi bè ra hai bên, đó chính là vị trí cổng gió hút không khí làm mát cho xe.
Cách hoạt động của xe F1 trên giấy tờ rất đơn giản, động cơ tạo ra mô men xoắn, và lực này được truyền hết vào hai bánh sau của chiếc xe đua. Nhưng trên thực tế để làm điều này hiệu quả nhất, các đội đua tốn không ít tiền để nghiên cứu và phát triển phụ tùng, từ đó tạo ra chiếc xe tăng tốc nhanh nhất trên những đoạn đường thẳng và ở lối ra mỗi khúc cua, tạo ra lợi thế cho tay đua.
Nói về lốp xe, có lẽ cần một bài viết riêng. Pirelli, nhà cung cấp lốp xe cho mùa giải Công thức 1 vài năm qua vừa phải nghiên cứu nền nhựa đường của mỗi chặng đua (chúng không hề giống nhau) để tạo ra những bộ lốp với kết cấu cao su phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả ở tốc độ hơn 200 km/h, cùng lúc vừa phải bền bỉ trong vài chục vòng đua liên tiếp. Năm ngoái những bộ lốp nhiều màu sắc với chất liệu cao su khác nhau đã được sử dụng, và năm nay số lượng lốp chỉ còn có 5 mà thôi. Ấy là chưa kể việc phát triển những bộ lốp để chạy dưới điều kiện thời tiết xấu (Wet/Intermediate). Hệ quả là, mỗi bộ lốp xe giờ có giá gần hai ngàn Đô.
Trong F1, va chạm lúc nào cũng có thể xảy ra, và chi phí để sửa chữa, thay thế những phụ tùng như cánh gió trước, phụ tùng bên trong động cơ xe và những chi tiết như hệ thống MGU có thể trở nên vô cùng tốn kém. Lấy trung bình, nửa triệu USD chi phí sửa chữa xe F1 là con số hợp lý của các đội đua.
Và như thế, con số để tạo ra một chiếc xe công thức 1 vượt qua ngưỡng 15 triệu USD, tính cả hệ thống giảm xóc, cùng những chi tiết khác làm bằng sợi carbon để làm mát cho má phanh hoặc những chi tiết tăng khả năng khí động học của xe... Mỗi đội đua phải có ít nhất 2 xe thi đấu cho hai tay đua, vậy là con số tăng gấp đôi. Ngoài đua xe ra, gần như chẳng có bộ môn thể thao nào tốn tiền cho thiết bị như thế này, và trong số những bộ môn thể thao tốc độ, F1 xứng đáng là cuộc chơi đốt tiền khủng khiếp nhất.
Nguồn: Tinh tế (tinhte.vn)
CẬP NHẬT THÔNG TIN DỰ ÁN THE MATRIX ONE HOẶC CLICK HERE
NGUỒN: Tinh tế (tinhte.vn)
“Căn hộ 3 phòng ngủ tại D’ Le Roi Soleil, 59 Xuân Diệu, nổi bật với phong cách kiến trúc tân cổ điển sang trọng, diện tích từ 111.4m² đến 146m², cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao, mang đến không gian sống đẳng cấp và tiện nghi cho cư dân.”
05/11/2024
31/10/2024
29/10/2024
23/10/2024